Liệu điện thoại camera trượt có trở thành xu hướng năm nay?

Liệu điện thoại camera trượt có trở thành xu hướng năm nay?

Trong sự kiện MWC 2018, vivo lần đầu giới thiệu về concept Vivo Apex với camera dạng module trượt mở nằm ở phía trên thiết bị giúp tối ưu màn hình tràn viền. Đến giữa năm 2018, vivo chính thức trình làng chiếc điện thoại vivo NEX thực hiện theo concept này. Tuy nhiên thì ở thời điểm hiện tại kiểu thiết kế này vẫn chưa tạo được tiếng vang. Vậy trong năm 2019 này, liệu rằng điện thoại camera trượt có trở thành xu hướng của năm nay.

Sự vươn lên trở thành xu hướng của camera trượt

Trong mắt người dùng công nghệ trên toàn thế giới thì Iphone và Samsung chính là hai ông lớn nắm quyền kiểm soát các xu hướng trong thị trường điện thoại khi chỉ cần một trong hai hãng này cho ra mắt thiết kế nào mới thì chắc chắn nó sẽ trở thành xu hướng trong suốt một năm. Quả thật, mặc dù thiết kế camera trượt của vivo NEX ra đời đem đến giải pháp toàn diện về một chiếc điện thoại màn hình tràn viền thực thụ. Thế nhưng tại thời điểm đó, thiết kế này lại chẳng được mấy ai để tâm và nó nhanh chóng chìm vào quên lãng. 

camera trượt trên điện thoại vivo Nex

Đầu năm 2019, mặc dù kiểu thiết kế màn hình “nốt ruồi” của Samsung không đạt được hiệu quả tối ưu về màn hình tràn viền thực thụ thế nhưng lại nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ đông đảo phía người dùng. Thế nhưng vivo không hề chịu lép vế trước sự bành trướng của Samsung. Bằng chứng là vivo một lần nữa đem lại kiểu thiết kế camera pop-up này vào dòng sản phẩm thuộc phân khúc thị trường cao cấp ở Việt Nam của hãng là vivo V15 Pro. Lần này camera pop-up đã thật sự tạo được tiếng vang và cũng được nhiều hãng điện thoại khác đi theo trong đó có Samsung với camera trượt xoay biến camera sau thành camera trước, Oppo, Xiaomi…

Cơ chế hoạt động của camera trượt

Với chiếc kiểu thiết kế camera trượt mới lạ như thế này, trước tiên người dùng chắc chắn sẽ thắc mắc rằng: “Liệu rằng kiểu trượt như này có bền không?”. Khi nhắc đến dạng camera module trượt, người dùng đều lo lắng rằng có thể module này sẽ bị kẹt trong quá trình trượt nhưng vivo cũng như các hãng khác đã khẳng định độ bền của chiếc camera này qua hàng loạt các video thử nghiệm thực tế từ thử nghiệm như thử nghiệm rơi, dùng kéo làm xước mặt kính camera, để xe máy cán qua… Và camera trượt của các hãng điện thoại này đều đã hoàn thành xuất sắc. Theo các hãng công bố số liệu thì độ bền của camera trượt là khoảng từ 5-6 năm với tần suất sử dụng từ 50-300 lần một ngày. 

thử thách độ bền của camera trượt

Về âm thanh khi camera trượt này nhô lên, các hãng đã luôn cải tiến để giảm thiểu tiếng ồn của động cơ một cách tối thiểu, thay vào đó, hãng cho thêm các tiện ích lựa chọn tiếng âm thanh đi kèm khi camera nhô lên để át đi tiếng ồn của module, đồng thời tăng hiệu ứng và cảm giác thích thú cho người dùng mỗi khi camera này bật lên. 

Camera trượt sẽ thực hiện tất cả các chức năng như một chiếc camera trước thông thường là chụp selfie, nhận diện khuôn mặt. Ở vivo v15, camera trượt có thời gian để bật lên là 0.46 giây, so với camera selfie thông thường, thời gian này không hề lâu, vậy nên người dùng sẽ không cảm thấy quá bất tiện khi sử dụng những chiếc điện thoại có camera trượt này. Đặc biệt trong mẫu thiết kế mới đây của vivo là V17 Pro, vivo đã cải tiến thời gian cho chiếc camera trượt của mình lên 0.2 giây, đồng thời trang bị thêm một ống kính góc rộng bên cạnh camera selfie chính. 

Tuy nhiên, một điểm hạn chế ở những chiếc điện thoại camera trượt này là người dùng sẽ không thể sử dụng một chiếc ốp điện thoại để bảo vệ cho điện thoại của mình chống trầy xước lớp vỏ. Thế nhưng, bằng việc phủ thêm một lớp tráng gương ở mặt lưng điện thoại sẽ giúp vỏ điện thoại của bạn ít bị trầy xước hơn.

camera trượt trên điện thoại vivo v17 pro

Đến đây thì chúng ta cũng có thể thấy rằng 2 ông lớn trong làng smartphone đã không còn luôn luôn đóng vai trò là những người đi đầu về công nghệ, luôn đưa ra những xu hướng công nghệ vượt bậc nữa. Tuy rằng các hãng điện thoại như vivo, Oppo hay Xiaomi cũng còn cần phải mất một khoảng thời gian và nỗ lực thì mới có thể đưa được những cải tiến trong công nghệ của mình tới người dùng và được họ chấp nhận. Thế nhưng sự nỗ lực của họ trong việc cải tiến công nghệ của mình sẽ không vì thế mà ngừng lại.